Tháp Po Rome - Lịch sử bị lảng quên khi bạn chưa tìm đến

Được biết đến là ngôi tháp cuối cùng được xây dựng bằng gạch tại vùng Panduranga, tháp Po Rome là những gì còn sót lại của một thời vàng son sau hơn 17 thế kỷ tồn tại trên dải đất miền Trung đang chờ bạn khám phá.

Tuy không phải là công trình kiến trúc đền tháp uy nghi, rộng lớn như bao đền tháp khác nhưng đền tháp Po Rome có giá trị về văn hóa lẫn tinh thần to lớn. Quan trọng, tháp là nơi ghi dấu công ơn về cuộc đời và sự nghiệp của vị vua độc lập cuối cùng của triều đại Champa đó là Po Rome. 



Vị trí, lịch sử đền tháp Po Rome

Nằm trên một ngọn đồi giữa hai quả núi thuộc địa phận thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước. Tháp Po Rome là công trình gạch cổ kính còn nguyên vẹn nhất của người Chăm tại vùng Panduranga. 

Tháp cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 15km về hướng Nam; cách trung tâm huyện Ninh Phước 7km và quốc lộ 1A khoản 6km về hướng Tây.
Theo như tài liệu ghi chép của Champa, tháp Po Rome được xây dựng vào cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII vào thời vua Po Rome (1627 – 1653). Tổng thể kiến trúc được xây theo phong cách kiến trúc muộn như tháp Po Klaong Garai. Cũng như tháp Po Klong Garai, đây là ngôi tháp không phải thờ thần như phần lớn các tháp Chăm khác mà là thờ vua Po Rome, vị vua được người Chăm hóa thần khi băng hà.



Tuy là công trình không được xây dựng hoàn tráng như hai công trình kiến trúc tháp Hoa Lai (TK IX) và Po Klaong Garai (cuối TK XIII – đầu TK XIV). Thế nhưng tháp Po Rome vẫn là một công trình bằng gạch bề thế, hùng tráng của người Chăm. Đặc biệt là công trình có giá trị lớn về mặt nghệ thuật kiến trúc và nguyên vẹn nhất cho đến ngày nay.

Phong cách kiến trúc, nghệ thuật đền tháp Po Rome

Quan sát tổng thể, tháp là một công trình gồm hai ngôi tháp, tháp chính, tháp phụ  và một cái miếu nhỏ. Trong đó, tháp chính là nơi thờ phượng vua Po Rome và hoàng hậu Po Bia Sancan. Tháp còn lại là tháp phụ thờ hoàng hậu Pra Sucih, đặc biệt gần tháp phụ còn là khu mộ táng của vua Po Rome.
Về ngôi tháp chính, đây ngôi tháp cao khoảng 8m, cạnh đáy rộng gần 8m. Tháp có mặt chính quay về hướng Đông, trên cửa chính có các tầng hình vòng cung, dưới các hình vòng cung là hình tượng thánh Siva và hình ngọn lửa. Ngoài cửa chính, ở các cửa giả có hình các vị thần bằng đá trong tư thế ngồi, khuôn mặt các vị thần mang đậm nét bản địa.



Tuy là kiến trúc tháp lớn, nhưng nếu so với các tháp cổ hơn hiện còn thì tháp Po Rome quả là thô và nghèo nàn. Điều này thể hiện rõ qua hình dáng và kích thước của tháp hẹp và kéo dài theo chiều Đông Tây. Bên trong nội thất là bài trí đơn giản của tượng thờ vua Po Rome cao 1,2m được tạc từ Linga 8 tay đặt trên một bệ gỗ. Gần với tượng vua Po Rome là tượng bán nữ thần hoàng hậu Po Bia Sancan cao khoảng 0,75m.
Hiện nay tháp là nơi để Chăm thường xuyên làm lễ cầu khấn vào các ngày lễ, tết của mình. Trong đó bốn lễ chính được tổ chức hàng năm là:

  • Lễ cầu đạo (Yuer yang) diễn ra vào tháng 4 Chăm lịch; 
  • Lễ hội Kate (Mbeng Katé) diễn ra vào tháng 7 Chăm lịch; 
  • Lễ cúng tưởng nhớ người mẹ Xứ sở (Cambur) được tổ chức vào tháng 9 lịch Chăm 
  • Lễ mở cửa tháp (Peh Mbeng Yang) diễn ra vào tháng 11 (Bilan Puis) Chăm lịch.

Previous Post Next Post