Đi từ hướng TP.HCM - Đà Lạt, khi sắp hết đèo Prenn chuẩn bị vào TP Đà Lạt, du khách bị hút mắt bởi một căn biệt thự lớn. Mặt tiền căn nhà hướng ra đường, lưng tựa vào rừng thông. Căn nhà ấy đã bị lãng quên lý lịch để khoác lên mình cái tên rất liêu trai: "nhà ma".




Những câu chuyện được thêu dệt, mang màu sắc liêu trai. Tuy nhiên, trong khuôn viên biệt thự, xuất hiện những ngôi mộ, như để góp thêm một lời khẳng định mười mươi về những hồn ma còn lẩn khuất nơi đây…

Bóng ma áo trắng trên đèo Prenn

Đến Đà Lạt hỏi về địa điểm "Nhà ma đèo Prenn" thì ai cũng biết. Nằm cách đỉnh đèo Prenn khoản 3km. Cách khu du lịch thác Dalanta khoản 1km hướng về thành phố Đà Lạt. Ngôi nhà ma trên đèo Prenn đã trở thành huyền thoại gắn lien với thành phố Sương mù.

Buổi chiều ở Đà Lạt nhiều sương, hơi lạnh từ đỉnh đèo phả xuống. Từ đường lớn lên đèo Prenn, rẽ vào chừng 100 mét, căn biệt thự nằm đó, giữa rừng thông, cũ kỹ, hoang phế. Không một bóng người lai vãng, không người trông coi.





Đồn rằng, ở đây, có một phụ nữ mang thai bị giết chết, nên mỗi đêm khuya, nghe có tiếng phụ nữ ru con. 

Lại có lời đồn, có một phụ nữ người thiểu số thất tình nên đến đây quyên sinh. Mỗi đêm ra quốc lộ 20 vẫy xe xin đi nhờ. Cánh tài xế qua đây vẫn thường thấy bóng áo trắng bên đường đưa tay vẫy.
Những huyền thoại được thêu dệt ấy khó mà xác tín đúng sai. Chỉ có trải nghiệm thật sự mới tìm được câu trả lời xác đáng nhất. Nhưng cũng không ai dám mạo hiểm một mình.


Nếu đã có can đảm khám phá, chỉ có đêm tàn là thời điểm thích hợp nhất. Từ trên đỉnh đèo Prenn nhìn xuống, rừng thông chìm trong đêm đen mờ mịt. 

22 giờ khuya, tiết trời lạnh run. Căn biệt thự sừng sững như ngọn núi, tối om, phải dò từng bước một. Những cột bê tông màu trắng hai bên lối đi vào chập chờn nhảy múa như ma trơi.



Tiếng gió rít trên tàn lá thông trong đêm nghe não nùng. Ngôi biệt thự 2 tầng chính, chia làm nhiều phòng, phòng nào cũng để trống, không cửa. Mỗi phòng đều có ban thờ với bát nhang, lọ hoa tàn úa giữa đêm khuya lạnh, sương núi mịt mờ.

Những ngôi mộ bí ẩn

Từ đầu đường vào nhà, con đường dãi cỡ 50m. Từ xa, trong bóng đêm, phía căn nhà le lói một thứ ánh sáng đỏ lòe, huyền bí, ma quái. Càng đến gần, thấy trước hiên căn nhà nơi tầng trệt một thân hình trắng toát được ánh sáng đỏ từ bộ đèn phản chiếu khiến người ta không khỏi lạnh gáy cứ như hiện ra trước mắt một oan hồn thiếu nữ áo trắng, có khuôn mặt đỏ vẫn đêm đêm hiện về nơi đèo dốc, vẫy tay xin đi nhờ. 

Nín thở đi tiếp, nhận ra ngay chính diện, dưới mái hiên tầng trệt là tượng quan âm bồ tát to lớn, cao chừng 2m, áo choàng xanh phủ tận chân, tay cầm bình cam lồ, tay bắt quyết. Bức tượng đặt trên bệ bê tông. Đóa cúc vàng trong bình hoa còn tươi rói, bát chân nhang còn mới như còn vất vưởng bóng ai vừa thoáng qua. Phải chăng do nơi đây những oan hồn còn chưa siêu thoát, đêm đêm ai oán kêu than nên người ta đặt tượng quan âm dẫn lối chỉ đường cho họ sớm siêu thoát.
Vòng bên hông phải ngôi nhà, qua một lối nhỏ có vài bậc tam cấp. Con đường chỉ đủ vừa lọt người đi. Bên đường là một ngôi mộ mang tên Nguyễn Lương Di ghi ngày mất 15/03/2015, không rõ tuổi. Trên ngôi mộ một vài vật dụng đồ chơi mới tinh. Có lẽ đây là mộ trẻ em. Nhưng ai chôn? Tại sao chôn ở đây? 
Bên cạnh ngôi mộ là ngôi miếu nhỏ hiện ra, lập lòe ánh đèn xanh đỏ. Ngôi miếu nhỏ bên trong đặt những bức tượng những cô gái trên một cái bệ với đủ nhang khói, bông hoa. Người ta đồn rằng ngôi miếu này được xây trên miệng giếng năm xưa. 

Những bức tượng tượng trưng cho những cô gái đã bị cưỡng bức, sát hại và vứt xuống giếng phi tang. Vì oan khí nặng nề, sự hận thù của những nạn nhân không hóa giải được, người ta mới lấp giếng, xây ngôi miếu, lập tượng để trấn yểm, cầu mong các oan hồn nguôi ngoai, không phiền đến người sống trên nhân gian. 

Khoảng giữa ngôi miếu và ngôi mộ là một cột bê tông gãy đổ, trên viết một chữ tượng hình không rõ nghĩa. Phải chăng đây chính là dấu vết cuộc “trấn yểm các oan hồn thiếu nữ”.
Tiếp tục đi vào ngôi nhà. Đúng như thông tin trên báo chí gần đây, căn nhà đang được tu sửa lại, nhưng không một bóng người trông coi, bỏ lại toàn bộ xi măng sắt thép vật liệu xây dựng ngồn ngang một nơi. 
Căn nhà thiết kế khá kỳ dị, trước lò sưởi lạnh tanh trong phòng khách là chiếc ghế bành ai đó đã bày sẵn. Bên cạnh là chiếc bàn tròn kiểu mới vẫn còn ly tách. 

Cầu thang nhỏ dẫn lối lên tầng hai, bên cạnh lò sưởi và căn phòng ngủ nho nhỏ, nhìn vào còn thấy chiếc giường phủ bụi màu đen bí ẩn. Chiếc giường của đoàn làm phim ma nào đó bỏ lại, hay của ai? 
Tầng 2 bí ẩn hơn. Cầu thang dẫn lên một hành lang nhỏ hẹp chỉ đủ một người đi. Và hành lang này vừa có lối dẫn vào các phòng nhỏ trên lầu, vừa là đường xuống hông ngôi nhà. Trong một căn phòng, có một chiếc bàn ở góc, bên trên là bát nhang nhỏ. 


Các phòng đều không có cửa, thông thống, và đều có bát nhang. Ánh đèn pin rọi vào phòng thứ nhất, một chiếc giường với tấm đệm bẩn thỉu, tấm ra nhăn nhúm như vừa mới trải qua một cuộc vật lộn. Căn phòng thứ 2, vẫn chiếc giường nhưng tấm đệm màu đỏ như màu máu. Khắp tầng 2, một quãng lại gặp bát nhang, lại bình hoa tươi.

Có người chợt rùng mình sợ hãi ghì người khác lại khi thấy một căn phòng với hai bức tường rủ thấp như một đàn cúng tế. Nén sợ hãi đi ra cánh cửa thứ hai trong phòng này, người ta thấy phía trước dãy phòng là hành lang thênh thang khác với một bức tượng phật ngồi nhìn ra phía trước mênh mông rừng núi trập trùng. Căn nhà hóa ra thiết kế hình thù kỳ dị, không ra Tây, không ra ta, như một cái vòng tay khum khum muốn ôm níu điều gì đó mông lung. 

Chủ nhân thật sự của biệt thự đèo Prenn

Ông Chu Đình Quỹ - nguyên chủ tịch UBND huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng), từng được một người bạn nhờ coi ngó căn nhà ma. Theo ông Quỹ, căn nhà trước đây là tài sản của một Hoa kiều giàu có. 
Biệt thự ban đầu có tên Les adrets.
Năm 1955, nhà văn Nhất Linh (tên thật là Nguyễn Tường Tam, sinh năm 1906, mất năm 1963), trưởng nhóm Tự Lực văn đoàn, đã mua lại ngôi nhà này để làm nơi nghỉ ngơi, viết sách và chơi phong lan. Tại đây, Nhất Linh đã viết bộ tiểu thuyết ba tập Dòng sông Thanh Thủy thể hiện rõ quan niệm sáng tác của mình.
Ngày Nhất Linh mất, ở Đà Lạt mọi người truyền nhau hai câu thơ:
"Người đi, đi mãi không về
Nhớ người năm cũ Đa Mê gợn buồn".



Blog Phượt Hot tổng hợp và sưu tầm!